0395996699

Tư vấn miễn phí

 Giỏ hàng

 Xóa giỏ hàng

Tạm tính: 

Thanh toán

hộp

    CIPROBAY TAB 500MG

    139,100 ₫

    •  hộp
    •  Còn hàng
    •  

    Chỉ định:

    Nhiễm trùng đường hô hấp
    Trong điều trị ngoại trú các bệnh nhân viêm phổ do Pneumococcus, không nên dùng Ciprofloxacin như là một thuốc đầu tay. Ciprofloxacin có thể được dùng trong điều trị viêm phổi do Klebsiella, Enterobacter, Proteus, E.coli, Pseudomonas, Haemophilus, Branhamella, Legionella và Staphylococcus.
    Nhiễm trùng tai giữa (viêm tai giữa)và các xoanh quanh mũi (viêm xoang), đặc biệt nguyên nhân do vi khuẩn gram âm, kể cả Pseudomonas hay do Staphylococcus.
    Nhiễm trùng mắt.
    Nhiễm trùng thận và/hoặc đường tiết niệu
    Nhiễm trùng cơ quan sinh dục, kể cả viêm phần phụ, bệnh lậu và viêm tiền liệt tuyến.
    Nhiễm trùng ổ bụng (như nhiễm trùng đường tiêu hóa hoặc đường mật, viêm phúc mạc).
    Nhiễm trùng da và mô mềm.
    Nhiễm trùng xương và khớp.
    Nhiễm trùng huyết
    Nhiễm trùng hoặc có nguy cơ nhiễm trụng (dự phòng) trên bệnh nhân có hệ miễn dịch bị suy yếu (như bệnh nhân dùng thuốc suy giảm miễn dịch hoặc có tình trạng giảm bạch cầu).
    Chỉ định cho tình trạng khử nhiễm ruột có chọn lọc trên bệnh nhân suy giảm miễn dịch.
    Chống chỉ định:
    Không được dùng ciprofloxacin trong các trường hợp quá mẫn cảm với ciprofloxacin hoặc các quinolone khác.
    Không được chỉ định ciprofloxacin cho trẻ em, thiếu niên đang tăng trưởng, vì không có bằng chứng nào về tính an toàn của thuốc trên nhóm bệnh nhân này, và vì các thực nghiệm trên súc vật cho thấy rằng không thể loại trừ hoàn toàn nguy cơ tổn thương sụn khớp của những cơ thể chưa phát triển hoàn toàn

    Tác dụng ngoài ý:
    Các tác dụng phụ thường gặp nhất dựa trên tất cả các nghiên cứu lâm sàng về ciprofloxacin (uống, tiêm truyền) phân loại theo hệ cơ quan trong cơ thể và các thuật ngữ (n = 41151 bệnh nhân).
    Hệ cơ quan
    Tần xuất 1% < 10% Tác dụng phụ
    Hệ tiêu hóa buồn nôn, tiêu chảy
    Da và phần phụ phát ban
    Tần xuất 0,1% < 1%
    Toàn thân: Đau bụng, bệnh nấm candida, suy nhược (cảm giác mệt, suy yếu nói chung).
    Hệ tim mạch: viêm tĩnh mạch (khuyết khối)
    Hệ tiêu hóa: Tăng SGOT, tăng SGPT, ói, khó tiêu, bất thường xét nghiệm chức năng gan, tăng phosphatase kiềm, đầy hơi, tăng bilirubin máu
    Hệ huyết học và bạch huyết: tăng bạch cầu ái toan, giảm bạch cầu
    Rối loạn dinh dưỡng và chuyển hóa: tăng creatinin, tăng BUN
    Hệ cơ xương: đau khớp
    Hệ thần kinh: nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ, kích thích, lú lẫn
    Da và phần phụ: ngứa, đốm phát ban, nổi mề đay
    Giác quan: rối loạn vị giác.
    Tần xuất 0,01% < 0,1%
    Hệ tim mạch: nhịp tim nhanh, nhức nửa đầu, ngất, dãn mạch (nóng bừng mặt).
    Hệ tiêu hóa: Nấm candida ở miệng, vàng da, vàng da ứ mật, viêm đại tràng màng giả.
    Hệ bạch huyết và huyết học: Thiếu máu, giảm bạch cầu (giảm bạch cầu hạt), tăng bạch cầu, thay đổi thời gian prothrombin, giảm tiểu cầu, tăng tiểu cầu.
    Quá mẫn cảm: Phản ứng dị ứng, sốt do thuốc, phản ứng giống choáng phản vệ.
    Rối loạn chuyển hóa: phù (ngoại biên, mạch máu, mặt) tăng đường huyết.
    Hệ cơ xương: đau cơ, bất thường khớp (sưng phù khớp)
    Hệ thần kinh: ảo giác, vã mồ hôi, dị cảm (đau chi ngoại biên), lo lắng, giắc mơ bất thường (ác mộng), trầm cảm, run rẩy, động kinh.
    Hệ hô hấp: khó thở, phù thanh quản.
    Da và phần phụ: Phản ứng nhạy cảm ánh sáng
    Giác quan: ù tai, điếc tạm thời (đặc biệt ở tần số cao), rối loạn thị giác, nhìn đôi, loạn sắc, giảm vị giác
    Hệ tiết niệu sinh dục: Suy thận cấp, bất thường chức năng thận, nấm candida âm đạo, tiểu máu, tiểu trụ, viêm thận ke.
    Tần xuất < 0,01%
    Hệ tim mạch: viêm mạch máu (chấm xuất huyết, bóng xuất huyết, tạo mày).
    Hệ tiêu hóa: Nấm candida đường tiêu hóa, viêm gan.
    Hệ bạch huyết và huyết học: thiếu máu tán huyết
    Quá mẫn cảm: choáng (phản vệ, đe doạ sinh mạng), phát ban ngứa.
    Hệ thần kinh: động kinh cơn lớn, dáng đi bất thường (bước không đều).
    Da và phần phụ: Chấm xuất huyết, hông ban đa dạng (nhẹ), hồng ban nút.
    Các phản ứng phụ thường gặp nhất dựa theo bản báo cáo tạm thời được phân loại theo hệ cơ quan và các thuật ngữ tính được khi tiếp xúc bệnh nhân (n = 7790 trường hợp).
    Tần xuất < 0,01%
    Hệ tiêu hóa: hoại tử gian (rất hiếm trường hợp tiến triển đến suy gan đe doạ sinh mạng), viêm đại tràng màng giả đe doạ sinh mạng có thể gây tử vong.
    Hệ huyết học và bạch huyết: chấm xuất huyết (xuất huyết ở da), giảm 3 dòng, giảm bạch cầu hạt.
    Hệ cơ xương: Viêm gân cơ (thường gặp gân achille), đứt gân cơ một phần hoặc hoàn toàn (thường gân achille), bùng phát các triệu chứng của bệnh nhược cơ.
    Hệ thần kinh: bệnh tâm thần, tăng áp lực nội sọ.
    Da và phần phụ: Hội chứng Stevens - Johnson, hoại tử lớp thượng bì (hội chứng Lyell), phản ứng giống bệnh huyết thanh.
    Tăng nhạy cảm: rối loạn khứu gáic (giảm khứu giác), mất khứu giác (thường hồi phục khi ngưng thuốc) thông báo cho bác sĩ các tác dụng phụ gặp phải khi sử dụng thuốc.
    Giác quan.
    Cách dùng:
    Uống nguyên viên với một ít nước. Thuốc được uống không phụ thuộc vào giờ ăn. Nếu uống thuốc lúc đói, hoạt chất có thể được hấp thụ nhanh hơn.
    Nếu bệnh nhân không thể uống được viên nén do mức độ trầm trọng của bệnh hoặc các nguyên nhân khác, khởi đầu điều trị được khuyến cáo bằng ciprofloxacin dạng dịch truyền. Sau đó điều trị được tiếp nối bằng đường uống.
    Liệu trình dùng thuốc
    Liệu trình điều trị tuỳ thuộc vào độ trầm trọng của bệnh trên lâm sàng và diễn biến về vi trùng học. Về căn bản, điều trị nên được tiếp tục một cách hệ thống tối thiểu 3 ngày sau khi hết sốt hoặc hết triệu chứng lâm sàng. Liệu trình điều trị trung bình:
    1 ngày cho lậu cấp và viêm bàng quang cấp không biến chứng.
    Đến 7 ngày cho nhiễm trùng thận, đường tiết niệu và ổ bụng
    Suốt toàn bộ giai đoạn giảm bạch cầu của bệnh nhân bị giảm sức đề kháng.
    Tối đa 2 tháng trong viêm xương
    Và 7-14 ngày trong tất cả những nhiễm khuẩn khác.
    Điều trị nên tiến hành tối thiểu 10 ngày trong nhiễm khuẩn do streptococcus vì nguy cơ xảy xa biến chứng muộn.
    Nhiễm trùng do Chlamydia nên được điều trị tối thiểu 10 ngày.
    Người lớn tuổi:
    Những bệnh nhân lớn tuổi nên dùng liều càng thấp càng tốt tuỳ theo mức độ nặng nhẹ và độ thanh lọc Creatinin.
    Trẻ em: Chống chỉ định
    Suy gan, suy thận
    1. Suy giảm chức năng thận
    1.1. Khi độ thanh lọc creatinine khoảng 31-60ml/phut/1,73 m2 hoặc khi nồng độ creatinine máu khoảng 1,4 - 1,9 mg/100ml nên dùng liều tối đa mỗi ngày 1000 mg trong trường hợp dùng đường ống.
    1.2. Khi độ thanh lọc creatinine bằng hoặc thấp hơn 30ml/phút/1,73m2 hoặc khi nồng độ creatinine máu lớn hơn hoặc bằng 2,0mg/100ml nên dùng liều tối đa 500mg mỗi ngày trong trường hợp dùng đường uống.
    2. Suy giảm chức năng thận + lọc máu.
    Liều như trong 1.2; vào những ngày sau khi lọc máu.
    3. Suy giảm chức năng thận + CAPD
    Dùng ciprofloxacin viên nén: 1 x 500mg hoặc 2 x 250mg.
    4. Suy giảm chức năng gan
    Không cần chỉnh liều
    5. Suy giảm chức năng gan và thận
    6. Điều chỉnh liều như trong 1.1 và 1.2
    Cách dùng:
    Uống nguyên viên với một ít nước. Thuốc được uống không phụ thuộc vào giờ ăn. Nếu uống thuốc lúc đói, hoạt chất có thể được hấp thụ nhanh hơn.
    Nếu bệnh nhân không thể uống được viên nén do mức độ trầm trọng của bệnh hoặc các nguyên nhân khác, khởi đầu điều trị được khuyến cáo bằng ciprofloxacin dạng dịch truyền. Sau đó điều trị được tiếp nối bằng đường uống.
    Liệu trình dùng thuốc
    Liệu trình điều trị tuỳ thuộc vào độ trầm trọng của bệnh trên lâm sàng và diễn biến về vi trùng học. Về căn bản, điều trị nên được tiếp tục một cách hệ thống tối thiểu 3 ngày sau khi hết sốt hoặc hết triệu chứng lâm sàng. Liệu trình điều trị trung bình:
    1 ngày cho lậu cấp và viêm bàng quang cấp không biến chứng.
    Đến 7 ngày cho nhiễm trùng thận, đường tiết niệu và ổ bụng
    Suốt toàn bộ giai đoạn giảm bạch cầu của bệnh nhân bị giảm sức đề kháng.
    Tối đa 2 tháng trong viêm xương
    Và 7-14 ngày trong tất cả những nhiễm khuẩn khác.
    Điều trị nên tiến hành tối thiểu 10 ngày trong nhiễm khuẩn do streptococcus vì nguy cơ xảy xa biến chứng muộn.
    Nhiễm trùng do Chlamydia nên được điều trị tối thiểu 10 ngày.
    Người lớn tuổi:
    Những bệnh nhân lớn tuổi nên dùng liều càng thấp càng tốt tuỳ theo mức độ nặng nhẹ và độ thanh lọc Creatinin.
    Trẻ em: Chống chỉ định
    Suy gan, suy thận
    1. Suy giảm chức năng thận
    1.1. Khi độ thanh lọc creatinine khoảng 31-60ml/phut/1,73 m2 hoặc khi nồng độ creatinine máu khoảng 1,4 - 1,9 mg/100ml nên dùng liều tối đa mỗi ngày 1000 mg trong trường hợp dùng đường ống.
    1.2. Khi độ thanh lọc creatinine bằng hoặc thấp hơn 30ml/phút/1,73m2 hoặc khi nồng độ creatinine máu lớn hơn hoặc bằng 2,0mg/100ml nên dùng liều tối đa 500mg mỗi ngày trong trường hợp dùng đường uống.
    2. Suy giảm chức năng thận + lọc máu.
    Liều như trong 1.2; vào những ngày sau khi lọc máu.
    3. Suy giảm chức năng thận + CAPD
    Dùng ciprofloxacin viên nén: 1 x 500mg hoặc 2 x 250mg.
    4. Suy giảm chức năng gan
    Không cần chỉnh liều
    5. Suy giảm chức năng gan và thận
    6. Điều chỉnh liều như trong 1.1 và 1.2

    Sản phẩm cùng nhóm

    Hệ thống Nhà thuốc